Tổng hợp những đề văn mẫu, tóm tắt vợ chồng a phủ, bài mẫu phân tích, sơ đồ tư duy, giá trị nghệ thuật giá trị nhân đạo của tác phẩm truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Phân tích truyện, phân tích nhân vật trong truyện giá phân tích tính huống truyện
Tóm tắt Vợ chồng A Phủ 2020 mẫu 1
“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Tô Hoài viết về người dân vùng cao Tây Bắc. Câu chuyện kể về hai nhân vật chính là Mị và A Phủ. Mị là cô gái H’mông xinh đẹp, có tài thổi sáo rất hay, được nhiều chàng trai theo đuổi. Mỗi khi tết đến xuân về trai gái đều hò hẹn nhau để cùng vui chơi, ca hát. Năm ấy, Mị đi chơi bị con trai nhà thống lí Pá Tra là A Sử bắt về cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt nợ do năm xưa khi bố mẹ Mị lấy nhau không có tiền cưới hỏi phải đến vay nhà thống lí. Mỗi năm phải trả lãi một nương ngô nhưng mãi vẫn chưa trả được nợ. Lúc đầu cô không chấp nhận làm vợ A Sử định ăn lá ngón tự tử nhưng nghĩ về bố-người cha già đã vất vả nuôi cô khôn lớn, cô không đành lòng chết. Từ đây, cuộc sống của Mị không còn vui vẻ nói cười mà thay vào đó là sự khổ sở hơn kiếp trâu ngựa làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm hết năm này qua năm khác. Cuộc sống của Mị cứ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” chẳng nói chẳng rằng. Một mùa xuân nữa lại đến. Hôm ấy Mị uống rượu, cô thấy trong lòng phơi phới, nghe tiếng sáo gọi bạn tình Mị nhớ lại hồi mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử phát hiện. Hắn trói Mị vào cột nhà bằng thúng sợi đay và tóc của cô. Trong đêm mê man, tiếng sáo thúc giục cô bước chân đi chợt thấy nhói đau, ê ẩm người mới sực nhớ ra là đang bị trói. May mắn cho Mị là có chị dâu-những người phụ nữ cùng kiếp nô lệ cởi trói cho cô.
A Phủ là một chàng trai nghèo mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhờ ơn trời anh rất khỏe mạnh, chăm chỉ lao động. Trong đêm mùa xuân ấy, vì bất bình trước thái độ ngang tàn, bạo ngược của A Sử mà đánh hắn trọng thương nên bị làng bắt vạ phải nộp 100 lạng bạc trắng nhưng không có tiền đành phải đi ở trả nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Công việc của A Phủ là chăn đàn bò, trong một lần không may anh để hổ bắt mất một con liền bị thống lí Pá Tra trừng phạt trói vào cột nhà nhịn ăn, nhịn uống và chịu rét chờ A Sử bắn được hổ sẽ tha.
Lúc đầu nhìn cảnh tượng ấy Mị thản nhiên, hờ hững nhưng rồi lòng thương người cũng trỗi dậy khi nhìn thấy hai hàng nước mắt chảy xuống hõm má trên gương mặt tiều tụy đáng thương của A Phủ. Cô đã dũng cảm cắt dây cởi trói cho A Phủ, hai người cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài, họ nên đôi vợ chồng và cùng tham gia cách mạng.
Tóm tắt truyện ngăn Vợ chồng A Phủ mẫu 2
Vợ chồng A phủ kể về đôi vợ chồng người H’ Mông ở vùng Tây Bắc. Mỵ là một cô gái xinh đẹp có tài thổi sáo. Trai bản nhiều người mê và Mỵ đã có người yêu. Dù cha Mị nợ thống lí Pá Tra một món tiền lớn, chưa trả nổi, hằng năm phải trả lãi cả một nương ngô nhưng Mị kiên quyết không lấy A Sử – con trai thống lý Pá Tra – để xoá nợ. Nhưng một đêm xuân, Mị bị A Sử lừa, bắt về trình ma nhà nó. Tiếng gọi là làm vợ A Sử nhưng Mị bị đối xử thậm tệ.
Ban đầu, Mị định tự tử nhưng vì thương cha đành cam chịu sống trong đau khổ câm lặng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
Ngày Tết lại về, Mị lén uống rượu một mình. Không khí vui nhộn, nhất là tiếng sáo gọi bạn tình đã giúp Mị nhớ lại những ngày trước, khơi dậy ở Mị khát vọng tình yêu hạnh phúc. Mị vào buồng và định thay váy áo đi chơi thì bị A Sử bắt trói đứng vào cột nhà, bằng cả thúng dây đay, cả tóc Mị. Trong cơn chập chờn mê tỉnh, Mị vẫn thả hồn theo các cuộc chơi. Đến lúc thích chí vùng bước đi mới biết toàn thân bị trói chặt, đau buốt.
Cũng đêm đó, A Phủ, một thanh niên mồ côi nhưng khoẻ mạnh, can trường, đã đánh A Sử, vì bất bình trước trò xấc xược của hắn ta. A Phủ bị làng bắt về xử và trở thành người ở trong nhà Pá Tra để trừ nợ.
Một mùa đông giá rét, rừng đói, hổ báo từng đàn ra phá nương, bắt bò ngựa. A Phủ vì mải mê bẫy nhím nên đã để hổ bắt mất một con bò. A Phủ bị thống lí Pá Tra bắt trói đứng vào một cây cột, suốt mấy ngày đêm – chờ khi nào A Sử bắn được hổ mới tha.
Lúc ấy, tuy Mị đã trở thành một con người hoàn toàn vô cảm nhưng khi nhìn thấy hai dòng nước mắt của A Phủ lặng lẽ rơi trên hai hóm má xám đen vì kiệt sức, tuyệt vọng, Mị động lòng thương người cùng cảnh ngộ. Sau một hồi suy nghĩ, Mỵ đã cắt dây trói cho A Phủ. Rồi, Mị vụt chạy theo anh ta.
Cả hai băng rừng sang Phiềng Sa, trở thành vợ chồng. Quân Pháp tràn tới, dân làng hoang mang lo sợ. A Châu, cán bộ Đảng đã tìm đến xây dựng phong trào và kết nghĩa anh em với A Phủ. A Phủ đã trở thành tiểu đội trưởng du kích, cùng với Mị và đồng đội tích cực tham gia chống Pháp và tay sai bảo vệ quê hương.
Tóm tắt Vợ chồng A Phủ ngắn nhất mẫu 3
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mẹ Mị đã chết, bố Mị đã già mà món nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn. Năm đó, ở Hồng Ngài tết đến, A Sử con trai thống lí Pá Tra lừa bắt cóc được Mị về làm vợ cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt nợ. Khổ hơn con trâu con ngựa, lùi lũi như con rùa trong xó cửa. Mị toan ăn lá ngón tự tử. Thương cha già, Mị chết không đành. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Một cái tết nữa lại đến. Mị thấy lòng phơi phới. Cô uống rượu ực từng bát, rồi chuẩn bị lấy váy áo đi chơi. A Sử đã trói đứng Mị bằng một thúng sợi đay.
A Phủ vì tội đánh con quan nên bị làng phạt vạ một trăm bạc trắng. A Phủ trở thành người ở nợ cho Pá Tra. Một năm rừng động, A Phủ để hổ bắt mất một con bò. Pá Tra đã trói đứng anh vào một cái cọc bằng một cuộn mây. Mấy ngày đêm trôi qua, A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét thì được Mị cắt dây trói cứu thoát. Hai người trốn đến Phiềng Sa nên vợ nên chồng. A Phủ gặp cán bộ A Châu kết nghĩa làm anh em được giác ngộ trở thành chiến sĩ du kích đánh Pháp.
Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài mẫu 4
Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Mị là một cô gái trẻ, đẹp. Cô bị bắt làm vợ A Sử – con trai thống lý Pá Tra để trừ một món nợ truyền kiếp của gia đình. Lúc đầu, suốt mấy tháng ròng, đêm nào Mị cũng khóc, Mị định ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha nên Mị không thể chết. Mị đành sống tiếp những ngày tủi cực trong nhà thống lí. Mị làm việc quần quật khổ hơn trâu ngựa và lúc nào cũng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mùa xuân đến, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha Mị nhớ lại mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi nhưng A Sử bắt gặp và trói đứng Mị trong buồng tối. A Phủ là một chàng trai nghèo mồ côi, khoẻ mạnh, lao động giỏi. Vì đánh lại A Sử nên bị bắt, bị đánh đập, phạt vạ rồi trở thành đầy tớ không công cho nhà thống lí. Một lần, do để hổ vồ mất một con bò khi đi chăn bò ngoài bìa rừng nên A Phủ đã bị thống lí trói đứng ở góc nhà. Lúc đầu, nhìn cảnh tượng ấy, Mị thản nhiên nhưng rồi lòng thương người cùng sự đồng cảm trỗi dậy, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài…
Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài mẫu 5
Vợ chồng A Phủ là câu chuyện kể về cuộc đời của cô gái trẻ xinh đẹp tên là Mị, sinh ra trong một gia đình nghèo ở làng Hồng Ngài. Mị bị A Sử trong làng bắt cóc về làm vợ để gạt nợ nhà thống Lí Pá Tra. Cuộc đời Mị lại tiếp tục những chuỗi ngày nghèo khổ và cơ cực hơn gấp ngàn lần, hàng ngày cô phải lao động quần quật không kể trời nắng hay mưa, vất vả hơn cả con trâu, con ngựa.
Mùa xuân, mùa của ngày hội đến, Mị uống rượu, tiếng sáo gọi bạn tình làm Mị muốn đi chơi, muốn được ra ngoài, nhưng A sử không cho, trói chặt Mị ở trong buồng. A Sử bị đánh vì gây sự với đám trai làng, lúc đó, Mị mới được cởi trói để đi lấy thuốc, xoa dầu cho chồng. Cũng đêm đó, A Phủ một chàng trai khỏe mạnh, giỏi lao động nhưng vì nghèo và mồ côi, do đánh A Sử nên A Phủ đã bị phạt vạ phải làm ở đợ cho nhà thống lý để trừ nợ. Mùa đông gió rét kéo đến, rừng đói, hổ báo kéo đến phá nương, phá rẩy, ăn thịt trâu bò. Một lần A Phủ để hổ ăn mất một con bò, nên đã bị trói đứng, bỏ đói mấy đêm liền, chờ khi A Sử bắn được hổ mới tha cho. Một đêm, Mị trở dậy thổi lửa để sưởi ấm, thì bắt gặp hai dòng nước mắt trên gò má A Phủ. Mị đồng cảm với cảnh ngộ của A Phủ, Mị thương thay cho cả thân phận mình. Mị đã cắt đứt dây trói và cùng bỏ trốn khỏi nhà Thống Lý Pá Tra. Cả hai chạy trốn trong đêm, băng qua những cánh rừng để đến Phiềng Sa, họ thành vợ thành chồng xây dựng một cuộc sống mới. A Phủ đến với cách mạng,họ theo cán bộ A Châu và A Phủ trở thành đội trưởng du kích. Họ cầm súng đánh đuổi giặc thù bảo vệ gìn giữ bản làng.