Bài mẫu và dàn ý phân tích hình tượng cây xà nu đầy đủ

Tổng hợp các bài tóm tắt rừng xà nu, bài phân tích nhân vật, phân tích truyện ngắn, cảm nhận phân tích hình tượng cây xà nu, tính sử thi các dân tộc, phân tích nhân vật tnú. Tomtat.net đầy đủ trọn vẹn và mới nhất 2023

Dàn ý Phân tích hình tượng cây xà nu 2023

I. Mở bài dàn ý: Giới thiệu cây xà nu

Trong chương trình học sách giáo khoa của Bộ giáo dục và Đào tạo có những bài học rất ý nghĩa. Trong đó, có tác phẩm Rừng Xà Nu, một tác phẩm nêu lên sự oai hung và mãnh liệt của rừng xà nụ. trong bài Rừng xà nu thì hình tượng cây xà nu được thể hiện rất rõ, chúng ta cùng đi tìm hiểu hình tượng này.

II. Thân bài dàn ý : Phân tích hình tượng cây xà nu

1. Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành:

  • Ông sinh năm 1932 và tên thật là Nguyễn Văn Báu
  • Ông quê ở Thăng Bình, Quảng Nam và tham gia nhập ngũ vào năm 1950, sau đó ông ở lại chiến trường vào năm 1962.
  • Những tác phẩm của ông đều mang phong cách núi rừng Tây Nguyên
  • Phản ánh hiện thực đất nước trong thời kì chiến trang
  • Các tác phẩm tiêu biểu của ông: đất nước đứng lên, đất quảng, đường chúng ta đi, trở lại Mèo Vạc,….

2. Giới thiệu tác phẩm:

  • Tác phẩm được viết vào thời điểm xảy ra cuộc chiến khốc liệt và hào hung của dân tộc ta
  • Tác phẩm được in trong quê hương anh hung Điện Ngọc
  • Được sang tác ngày 8 tháng 3 năm 1965

3. Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm rừng xà nu:
a. Vị trí của cây xà nu:

  • Cây xà nu xuất hiện ở đoạn mở đầu của tác phẩm
  • Cây xà nu xuất hiện ở kết thúc và toàn bộ thiên truyện

=> Hình tượng cây xà bu là hình tượng xuyên suốt, trung tâm góp phần thể hiện chủ đề, tính sử thi.
b. Cây xà nu trong sự gắn bó với con người, cuộc sống của người Xô man
– Đặc điểm của cây xà nu:

  • Là cây họ thông
  • Gỗ quý, nhựa rất thơm
  • Sức sống mãnh liệt và ham ánh sang mặt trời

=> Hình tượng xà nu tràn ngập trong tác phẩm gợi cho người đọc về bức tranh Tây Nguyên hung vũ, thơ mộng.

  • Nỗi đau của con người bị tra tấn, hành hạ
  • Biểu tượng hình tượng tốt đẹp của người Tây Nguyên
  • Hình tượng hiên ngang, bất khuất của con người Tây Nguyên
  • “Hóa thành ngọn lửa” chứng minh cho mọi sự kiên trọng đại, đau thương và anh dung của làng Xô Man

III. Kết bài dàn ý : Nêu cảm nghĩ của em về hình tượng cây xà nu

  • Đây là một hình ảnh nghệ thuật sang tạo của tác giả
  • Tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người.

 Bài văn mẫu Phân tích hình tượng cây xà nu chi tiết 2023

Mở bài

Truyện ngắn Rừng xà nu được tác giả sáng tác vào khoảng giữa năm 1965, khi cuộc đối đầu giữa nhân dân miền Nam với bè lũ Mĩ – ngụy đã bước vào giai đoạn gay go, ác liệt. Tác giả đã khéo léo lồng ghép nỗi đau mất mát vợ con của Tnú vào nỗi đau chung của dân làng. Họ đau đớn vì mất nước, mất đi sự tự do của chính mình và đó cũng chính là ngòi nổ châm lửa cho phong trào đấu tranh của người dân làng Xô man bùng cháy. Sự khắc nghiệt của chiến tranh như thứ lửa thử vàng để thử phẩm chất của con người Tây Nguyên. Càng khó khăn, càng gian khổ họ càng kiên cường, bất khuất.

Thân bài văn mẫu

Câu chuyện về lòng yêu nước của từng thế hệ người dân làng Xô man được kể bằng chất giọng ồm ồm của cụ Mết. Cụ là người cao tuổi đã sống rất lâu ở mảnh đất ấy. Cụ đã cùng mảnh đất và con người nơi đây trải qua bao khó khăn, bao mất mát và cả những đau khổ. Tác giả đã khéo léo xây dựng một số hình tượng nhân vật đại diện cho các thế hệ dân làng Xô man nối tiếp nhau trong cuộc chiến đấu chống quân thù: từ cụ Mết đến Tnú, đến Mai rồi đến Dít, Heng…
Nhà văn đã chọn rừng xà nu làm bối cảnh chính cho câu chuyện bởi lẽ với ông cây xà nu và người dân Tây Nguyên kiên cường kia có nhiều điểm tương đồng. Xà nu là loại cây cao lớn, có sức sống trường tồn đến lạ kì. Loài cây ấy mang sức sống mãnh liệt y như người dân Tây Nguyên vậy.
Lật dở những trang đầu tiên của truyện người đọc như bị cuốn hút vào khung cảnh hoang tàn, tan nát của rừng xà nu khi ngày nào cánh rừng ấy cũng bị mưa bom bão đạn của quân thù tàn phá, nhưng trái ngược với những đau thương đó là hình ảnh những cây xà nu kiên cương bất khuất, những thế hệ cây con vẫn nảy mẩm và vươn lên xanh tốt cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.
Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn” cũng có khi “có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã”.
Tác giả đã làm xao xuyến trái tim người đọc bằng những câu văn dạt dào cảm xúc xen vào đó là cả lòng khâm phục của tác giả với chính loài cây hiên ngang ấy cũng như đối với người dân Xô man. Bằng những áng văn của mình tác giả đã đưa mọi thế hệ bạn đọc được về tận rừng xa nu để cảm nhận từng vết thương đang rỉ máu mà hàng ngày loài cây ấy đang phải hứng chịu. Bằng tình yêu của mình nhà văn đã thổi hồn cho rừng xà nu thành những chiến sĩ tự vệ đang ngày đêm bảo vệ cho người dân làng Xô man.

Dù máu có đổ, dù tính mạng có bị đe dọa thì những chiến sĩ tự vệ ấy vẫn luôn một lòng trung thành không bao giờ đổi thay Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Trung Thành cánh rừng xà nu như được hồi sinh, nó bỗng trở nên có màu sắc, hương vị và tỏa ra những ánh sáng hào quang của riêng mình. Cánh rừng xà nu ấy là hiện thân cho người dân làng Xô man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung bất khuất, kiên cường và trung thành tuyệt đối.
Làng Xô man mà tác giả đưa bạn đọc đến nằm ở trong tầm đại bác của giặc vậy nên cuộc sống nơi đây luôn gặp nguy hiểm, cái chết luôn dình dập và chuyện chết chóc bỗng trở nên bình thường không có gì phải sợ sệt. Bởi vậy mà rừng xà nu vừa là hiện thân của cái đẹp vừa là hiện thân cho sức sống bền bỉ và kiên cường mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng. Cả cánh rừng hàng vạn cây ấy không cây nào là không bị thương, không cây nào tránh khỏi tầm ngắm của đại bác vậy mà chúng vẫn hiên ngang, những vết thương đang rỉ máu kia dù có mất đến một hay vài tháng để lành thì cũng không thể làm những cây xà nu cao lớn kia lùi bước trước mưa bom bão đạn quân thù. Trong cánh rừng rộng lớn ấy có hàng ngàn hàng vạn cây xà nu ở nhiều thế hệ khác nhau đang cùng nhau vươn lên chống lại quân thù cũng giống như rất nhiều thé hệ yêu nước đang lớn dần lên trong làng Xô man như bé Dít, Heng.
Tác giả Nguyễn Trung Thành đã hai lần nhắc tới hình ảnh rừng xà nu. Câu chuyện mở đầu bằng hình ảnh rừng xà nu và kết thúc cũng bằng hình ảnh rừng xà nu: “Đứng ở đồi xà nu cạnh con nước lớn, nhìn đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời”. Lối kết mở của truyện khiến cho người đọc có những suy diễn riêng của mình về từng nhân vật cũng như về làng Xô man anh hùng. Sức mạnh của những cây xà nu kia cũng chính là sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của sức sống kiên cường của người dân Tây Nguyên nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
Rừng xà nu quen thuộc đã thành biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất khuất. Từ biểu tượng cho thiên nhiên, rừng xà nu mở rộng thành biểu tượng của đời sống con người. Cây xà nu hiện diện trong đời sống hằng ngày của người dân làng Xô man và dường như đã trở thành hơi thở trong mỗi trái tim con người nơi đây ngọn lửa xà nu bập bùng cháy trong bếp mỗi nhà, trong đống lửa lớn giữa nhà ưng, nơi tập trung của dân làng; nhựa xà nu rừng rực cháy trên ngọn đuốc giữa đêm trường, khói xà nu quét đen tấm bảng cho anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ… Cây xà nu đã trở thành một người dân của buôn làng, được vinh dự tham dự vào những chuyện trọng đại của làng.
Trong buổi họp chuẩn bị cho đêm đồng khởi cụ Mết và dân làng đã cùng nhau vào rừng lấy giáo mác dưới ánh đuốc xà nu, ánh đuốc ấy như soi đường chỉ lối cho dân làng đến gần với cách mạng, với chiến thắng. Đêm đêm, ánh đuốc xà nu ấy thắp sáng màn đêm để dân làng mài vũ khí phục vụ kháng chiến. Bọn giặc tàn độc kia đã dùng giẻ tẩm dầu xà nu để đốt cháy mười đầu ngón tay Tnú, và chính ngọn lửa ấy đã chia vui cùng dân làng khi đã soi rõ được những xác chết của bọn phản loạn, bán nước hại dân.
Nhựa sống của rừng xà nu dường như đã truyền sang tới khắp cơ thể của người dân Xô man. Họ luôn vững vàng, luôn sẵn sàng chiến đấu trước mưa bom bão đạn quân thù. Họ mãi mãi sát cánh bên nhau như những lứa xà nu ông, bà, bố, mẹ, con, cháu… Nhựa sống ấy tiếp thêm cho dân làng sinh lực để chiến đấu, để mơ ước về một ngày mai tươi sáng trong tương lai.

Kết bài văn mẫu

Nguyễn Trung Thành đã miêu tả một cách xuất sắc và thành công về hình tượng cây xà nu. Cây xà nu đã trở thành linh hồn của tác phẩm, là hiện thân cho tinh thần chiến đấu bất khuất của người dân Tây Nguyên. Nhà văn đã thổi hồn cho loài cây ấy trường tồn mãi mãi, không bao giờ khuất phục trước mưa bom bão đạn, khiến kẻ thù phải nghiêng mình kính nể. Chắc chắn dù mười năm hay ngàn năm sau đi nữa loài cây mang tên xà nu ấy còn tồn tại mãi mãi trong trái tim độc giả.

Sơ đồ tư duy cho hình tượng cây xà nu

Nguyễn Trung Thành đã tài tình sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hoá và ẩn dụ để khắc họa một cách thành công và sắc nét hình tượng cây xà nu. Tác giả không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cây xà nu một cách trực tiếp, mà còn sử dụng nó như một biểu tượng đối chiếu, tương phản với cuộc sống của con người trên vùng đất Tây Nguyên.

 

%d bloggers like this: