Tổng hợp các bài văn mẫu, bài phân tích, tóm tăt vợ nhặt của Kim Lân. Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ , Sơ đồ tư duy Vợ Nhặt, Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt. Phân tích nhân vật vợ Tràng, phân tích tình huống độc đáo
Hoàn cảnh sáng tác Vợ nhặt
Truyện “Vợ nhặt” bắt nguồn từ tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” và được viết ngay sau cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, tác phẩm này ban đầu chỉ được viết một phần và bản thảo đã mất. Sau khi đạt được hoà bình (1954), Kim Lân sử dụng cốt truyện cũ và viết lại thành truyện “Vợ nhặt”. Tác phẩm được xuất bản trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Qua câu chuyện, tác giả tái hiện lại hoàn cảnh nạn đói năm 1945 và truyền đạt tình cảm đậm sâu của mình đối với những con người trong hoàn cảnh khó khăn đó.
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Truyện này có nguồn gốc từ tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” mà tác giả viết ngay sau cách mạng tháng Tám, tuy nhiên nó dang dở và bản thảo đã bị mất. Sau khi đạt được hòa bình lập lại vào năm 1954, Kim Lân sử dụng một phần nội dung của truyện cũ để viết lại truyện ngắn “Vợ nhặt”.
Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt
Truyện lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945, kể về nhân vật chính có tên là Tràng, một chàng trai xấu xí nghèo khổ, làm nghề đẩy xe thóc thuê. Giữa lúc nạn đói tràn đến xóm ngụ cư của hắn, Tràng đưa vợ về nhà, người vợ hắn “nhặt” được sau vài ba bận nói đùa và bốn bát bánh đúc. Bà cụ Tứ, người mẹ giàu tình thương người, xót cho cảnh ngộ người đàn bà, vừa mừng vừa tủi, bà chấp nhận nàng dâu mới. Cái liều lĩnh của Tràng đã biến thành hạnh phúc, những con người nghèo khổ ấy cùng nương tựa vào nhau và cùng hi vọng vào tương lai. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.
Chủ đề của tác phẩm
Tác phẩm đã phẩn ánh đời sống của những con người bần cùng, lương thiện, trong cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây ra. Họ đã cưu mang đùm bọc lấy nhau và hy vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà cách mạng đem đến.
Giá trị hiện thực
– Tố cáo tội ác thực dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói.
– Cái đói đã bóp méo cả nhân cách con người.
– Giá trị con người bị phủ nhận khi chỉ vì cùng đường đói khát mà phải trở nên trơ trẽn, liều lĩnh, bất chấp cả e thẹn.
Giá trị nhân đạo của truyện ngắn vợ nhặt
– Đề cao tình người, lòng nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau, khát vọng hướng tới sự sống và hạnh phúc.
– Đặc biệt, sự cưu mang đùm bọc của những con người nghèo đói là sức mạnh để họ vượt lên cái chết
Giá trị nghệ thuật của truyện ngắn
Tình huống truyện khiến diễn biến phát triển dễ dàng và làm nổi bật được những cảnh đời, những thân phận đồng thời nổi.
3. Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt
+ Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. “Nhặt” đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể “nhặt” ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng “nhặt” vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
+ Nhưng “vợ” lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Trong tác phẩm, gia đình Tràng từ khi có người vợ nhặt, mọi người trở nên gắn bó, quây quần, chăm lo, thu vén cho tổ ấm của mình.
+ Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.