Phân tích cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu

Tổng hợp các bài tóm tắt rừng xà nu, bài phân tích nhân vật cụ mết, phân tích truyện ngắn, cảm nhận hình tượng cây xà nu, tính sử thi các dân tộc. Tomtat.net đầy đủ trọn vẹn và mới nhất 2023

Dàn ý phân tích nhân vật cụ Mết trong Rừng xà nu 

Để việc tìm hiểu và phân tích nhân vật cụ Mết được cụ thể hơn, dưới đây tomtat.net sẽ giúp bạn lập dàn ý cho chủ đề trên.

Mở bài phân tích nhân vật cụ Mết

    • Giới thiệu nhà văn Nguyễn Trung Thành là người gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên cũng như có nhiều tác phẩm về nơi đây.
    • Đề cập truyện ngắn Rừng xà nu được xem là khúc sử thi giúp tái hiện đầy đủ về vẻ đẹp của con người, của núi rừng nơi đây…
    • Khi phân tích nhân vật cụ Mết sẽ thấy đây là hình tượng khởi đầu cho truyền thống của dân làng, cũng là nhân vật đậm chất sử thi.

Thân bài phân tích nhân vật cụ Mết

  • Hình tượng cụ Mết hiện lên qua ngoại hình.
  • Cụ Mết là người có tình yêu nước sâu sắc, là sợi dây gắn kết dân làng.
  • Phân tích nhân vật cụ Mết sẽ thấy tính cách đáng trân trọng.

Kết bài phân tích nhân vật cụ Mết

  • Tổng kết lại nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
  • Tóm gọn lại những vẻ đẹp của hình tượng cụ Mết.
  • Bài học về sự đoàn kết chiến đấu, của tinh thần lớn.

Như vậy, khi phân tích nhân vật cụ Mết, ta thấy hình tượng này tuy xuất hiện không nhiều trong Rừng xà nu nhưng lại là nhân vật vô cùng quan trọng. Cụ Mết được biết đến là già làng với tinh thần yêu nước sâu sắc với một lòng tin tưởng vào cách mạng. Phân tích nhân vật cụ Mết đã khiến hình tượng này đọng lại trong lòng người đọc như một người truyền lửa cho những người dân làng Xô Man

Bài văn mẫu phân tích nhân vật cụ mết

Mở bài

Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Những năm tháng lăn lộn trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V đã giúp ông hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên, để sau khi tập kết ra Bắc có thể viết cuốn tiểu thuyết đầu tay Đất nước đứng lên. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông tiếp tục cống hiến cho phong trào văn nghệ của nước nhà.

Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965 là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyên Ngọc viết trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Thân bài

Cảm nhận phân tích nhân vật cụ Mết qua ngoại hình 

Khi phân tích nhân vật cụ Mết, ta thấy vừa xuất hiện, cụ Mết đã gây ấn tượng trước mắt độc giả là một vị già làng mạnh mẽ mặc dù ở tuổi lục tuần, khi nắm lấy vai Tnú “một bà tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một kìm sắt”. Bằng ngòi bút của mình, Nguyễn Trung Thành đã phác họa nên ngoại hình của cụ Mết với vẻ tràn đầy sinh lực “Ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng. Ông ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn.”
Người đọc có thể thấy, tác giả đã tập trung miêu tả ngoại hình của cụ Mết ngay từ những dòng viết đầu tiên của truyện ngắn. Những câu văn này như đã mô tả nên hình ảnh của một vị già làng sắc sảo, kiên cường vững chãi. Phân tích nhân vật cụ Mết sẽ thấy hình tượng này hiện lên với một thân mình khỏe mạnh, hùng trán: “râu dài tới ngực và vẫn đen bóng” cho thấy cụ mang dáng dấp của một già làng, “mắt vẫn sáng và xếch ngược” để chỉ một con người có trí tuệ tinh anh và uy cường. Với chút đường nét miêu tả ấy, tác giả đã phần nào chứng tỏ cho độc giả thấy rằng cụ Mết chính là người đại diện cho sức mạnh núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.

Không dừng lại ở đường nét bên ngoài, Nguyễn Trung Thành còn miêu tả giọng nói của cụ Mết với Tnú và dân làng Xô Man. Với tiếng nói “vẫn ồ ồ, dội vang trong lồng ngực” không chỉ minh chứng cho sức ngân vang của cụ mà còn khẳng định được sự lãnh đạo và chỉ huy được đám đông làng Xô Man.
Phân tích nhân vật cụ Mết sẽ thấy cách nói của cụ như ra lệnh, không bao giờ cụ khen giỏi hay tốt đối với ai mà chỉ bằng một chữ “Được!” để biểu thị sự vừa ý của mình. Cách nói như mệnh lệnh đó, được phát ra chắc nịch trong đêm Tnú bị giặt đốt mười đầu ngón tay: “Chém! Chém hết!”. Hiệu lệnh của cụ Mết như tiếng sấm bên tai không chỉ thúc giục tinh thần chiến đấu của mọi người để xông lên cứu Tnú mà còn là một vũ khí phi hiện vật làm bọn thằng Dục bị một đòn bất ngờ và lung lay, khiếp sợ.
Bên cạnh đó, giọng nói của vị già làng ấy cũng thật đầm ấm, trang nghiêm – đó là khi cụ Mết kể về câu chuyện của Tnú trước dân làng Xô Man trong đêm anh về thăm làng. Mọi người vây quanh đống lửa trong không gian của nhà ưng để nghe cụ kể về Tnú với một “tiếng nói rất trầm”.
Qua việc phân tích nhân vật cụ Mết có thể thấy đây chính là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, là biểu tượng cho sức mạnh dân tộc của các đồng bào vùng núi Tây Nguyên và là niềm tự hào của dân làng Xô Man. Giọng nói của cụ Mết như là tiếng nói của cội nguồn dân tộc, của núi rừng, của lịch sử ông cha. Lời nói của cụ là sấm truyền sử thi, như những phán quyết của lịch sử, mang sức mạnh hào hùng của thời đại.

Cụ Mết là sợi dây gắn kết dân làng với cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc

Trong mối quan hệ với Đảng và cách mạng, cụ Mết là sợi dây gắn kết dân làng với lý tưởng, chỉ dẫn của chính quyền, bởi cụ luôn có một niềm tin sâu sắc đối với những đường lối của Đảng. Tinh thần ấy đã được cụ giáo dục một cách sâu sắc cho dân làng Xô Man mình hết mọi tầng lớp từ già cho đến trẻ.
Chính vì điều này mà tinh thần chiến đấu của Tnú luôn luôn mạnh mẽ và quyết liệt trước bọn cướp nước hại dân. Phân tích nhân vật cụ Mết sẽ thấy mỗi câu nói của cụ như là một chân lý “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước mình còn.” Nhưng quan trọng hơn hết là những chân lý sáng ngời của cụ được đưa vào thực tiễn của cục diện chiến tranh bằng những ngôn từ thật giản dị: “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…”

Bằng sự nối tiếp truyền thống vẻ vang từ đời này sang đời khác như thế mà dân làng Xô Man vẫn luôn tự hào khi trong suốt những năm tháng kháng chiến chưa có một cán bộ nào bị bắt giết trong cánh rừng xà nu này. Chắc hẳn, độc giả sẽ đặt nghi vấn rằng tại sao Cụ Mết lại có một niềm tin sâu sắc vào Đảng? Để có được niềm tin ấy chính nhờ vào sự am hiểu tường tận đường lối kháng chiến của Đảng bộ. Không chỉ là phương châm lấy bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” mà đặc biệt hơn Cụ Mết còn am hiểu về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc “đánh thằng Mĩ phải đánh lâu dài”.
Ngoài ra khi phân tích nhân vật cụ Mết, người đọc cũng nhận thấy qua ngòi bút của Nguyễn Trung Thành, độc giả còn thấy được tính kỷ luật cao trong con người cụ Mết qua cách chỉ huy dân làng chuẩn bị vũ trang, tinh thần chờ đợi thời cơ tiến công khởi nghĩa: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một ngọn giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên!”. Cụ Mết chính là cây đại thụ trong cánh rừng xà nu, luôn luôn là bóng cây lớn che chở cho dân làng Xô Man và chỉ huy để chống lại bọn đế quốc Mĩ, góp phần vào sự thành công của cách mạng trên cả đất nước.

Cảm nhận về tính cách của nhân vật cụ Mết

Bên cạnh miêu tả, khắc họa đường nét bên ngoài về ngoại hình, giọng nói của nhân vật, Nguyễn Trung Thành còn cho bạn đọc thấy được những phẩm chất cao quý của cụ Mết đối với Tnú, với dân làng Xô Man ruột thịt. Phân tích nhân vật cụ Mết sẽ thấy qua ngòi bút của nhà văn, cụ Mết là một người có lòng yêu dân làng, quê hương, yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.
Khi Tnú về thăm làng, cụ dẫn anh ra máng nước đầu làng để tắm rửa – việc làng này của cụ Mết mang ý nghĩa rằng nhắc nhở những ai đi xa thì vẫn phải luôn nhớ về nguồn cội quê hương. Đới với Tnú, cụ luôn hết lòng thương yêu và tin tưởng chàng trai trẻ có số phận bi thương này “Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó.”. Cụ luôn lấy anh làm tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo, để học tập anh mà một lòng đi theo cách mạng, điển hình như thằng bé Heng – nó đã nối tiếp truyền thống của anh Tnú qua sự giáo dục của cụ Mết.
Trong lòng cụ Mết, Tnú hiện lên chân thật “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta.”. Ngày Tnú trở về thăm làng, cụ nồng hậu tiếp đón và xót thương khi nhìn những ngón tay chỉ còn hai đốt do hậu hoạn của trận đánh cứu vợ con năm ấy, vì vậy cụ Mết luôn luôn động viên Tnú: “Ngón tay còn hai đốt cũng bắn súng được.”.
Khi phân tích nhân vật cụ Mết, ta cũng thấy không riêng gì Tnú, cụ thương tất cả những người dân làng Xô Man như ruột thịt trong nhà với một sự đùm bọc, quan tâm, che chở và lãnh đạo cho tất cả những thành viên. Từ đó, cụ trở thành người cha tinh thần, người truyền ngọn lửa tự do và là linh hồn cho cuộc khởi nghĩa chống bọn đế quốc của dân làng Xô Man.

Đối với dân làng là vậy, đối với làng Xô Man, cụ Mết luôn luôn tự hào về quê hương mình. Ông tự hào tất cả mọi thức trên mảnh đất ấy từ cây xà nu “không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta” đến hạt gạo làng ăn “gạo người Strá mình làm ra ngon nhất vùng núi này”. Chính vì tự hào mảnh đất quê hương nên ông luôn tìm mọi hướng đi đúng đắn để bảo vệ làng mình trước bom đạn của chiến tranh mà việc điển hình là cụ luôn hướng dân làng theo đường lối của Đảng “Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước mình”
Không những thế, khi phân tích nhân vật cụ Mết, ta thấy ông còn là một người biết nhìn xa trông rộng, biểu hiện qua việc dự trữ lương thực để đánh giặc “Gạo đủ ăn tới mùa suốt. Nhưng phải để dành, dự trữ mỗi bếp cho được ba năm. Mày đi cách mạng, người chỉ huy cũng dạy mày rồi, đánh thằng Mĩ là phải đánh dài.”
Ngoài ra, cụ còn nhìn nhận được cục diện vấn đề khi biết rõ sức mạnh chưa đủ khi chưa có vũ khí thì không xông ra cứu Tnú “Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên.” Qua đây cho thấy, cụ Mết chính là người chỉ đường dẫn lối cho những bước đi của dân làng Xô Man.
Từ phân tích nhân vật cụ Mết, ta thấy nhân vật này là biểu tượng của thế hệ anh hùng đi trước, hiện thân cho vẻ đẹp của truyền thống thiêng liêng, đồng thời hội tụ vẻ đẹp của con người Tây Nguyên mang dáng vẻ của người anh hùng với sức mạnh phi thường trong sử thi.

Nhận xét nghệ thuật khi phân tích nhân vật cụ Mết

Với kết cấu truyện lồng truyện, đầu cuối tương ứng đặc sắc, Nguyễn Trung Thành đã cho độc giả thấy được vẻ đẹp của cụ Mết với nhiều khía cạnh khác nhau từ giọng nói, ngoại hình bên ngoài đến những phẩm chất cao quý, tốt đẹp bên trong con người. Từ đấy, hình tượng cụ Mết như được nâng tầm lên thành hình tượng của anh hùng sử thi, mặc khác phản ánh được bản chất của người dân Tây Nguyên nói riêng và người dân Việt Nam nói riêng trong thời kì kháng chiến chống Pháp đầy cam go, ác liệt của dân tộc.
Không những vậy, để làm nên được vẻ đẹp của nhân vật mang hình tượng của nhân vật sử thi trong dòng chảy của văn xuôi hiện đại ấy thì không thể không đề cập đến ngôn ngữ đậm chất sử thi được nhà văn sử dụng để miêu tả nhân vật của mình từ đường nét bên ngoài đến tâm lý sắc sảo như những phân tích đã điểm qua bên trên. Dù là vậy nhưng ngôn ngữ trong tác phẩm vẫn giản dị, giàu hình ảnh góp phần vào việc xây dựng hình tượng nhân vật mang vẻ đẹp của núi rừng và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.

Kết bài:

Dù không phải là nhân vật chính của truyện ngắn Rừng xà nu, Cụ Mết vẫn hiện lên là một hình tượng nhân vật đẹp làm độc giải gợi nhớ đến những vị già làng, tộc trưởng trong những sử thi, bản trường ca của Tây Nguyên xưa. Bằng việc sử dụng bút pháp miêu tả đặc sắc, tác giả đã làm cho nhân vật hiện lên không chỉ mang những phẩm chất ưu tú của cộng đồng mà còn mang những tính cách đẹp đẽ riêng. Qua việc phân tích nhân vật cụ Mết, ta thấy nhà văn Nguyễn Trung Thành đã ca ngợi lòng yêu nước, ca ngợi những người anh hùng và cả tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Sơ đồ tư duy rừng xa nu

%d bloggers like this: