Sơ đồ tư duy Tây Tiến đầy đủ chính xác

Tổng hợp những đề văn mẫu, Sơ đồ tư duy Tây Tiến, bài mẫu phân tích, sơ đồ tư duy, giá trị nghệ thuật giá trị nhân đạo của tác phẩm Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
Sơ đồ tư duy bài Tây Tiến sẽ được tomtat.net giúp bạn khái quát lại một cách khoa học và dễ hiểu nhất. Với mục tiêu đem đến cho các bạn học sinh nguồn tham khảo uy tín và tin cậy nhất với nội dung bài chất lượng không chỉ cung cấp đủ kiến thức mà còn truyền tải thông tin một cách thông minh, hiệu quả. Với hình thức sơ đồ, chúng ta sẽ dễ dàng làm rõ kết cấu và nội dung của từng phần trong bài thơ Tây Tiến được Quang Dũng truyền tải.

I. Tìm hiểu sơ lược để viết sơ đồ tư duy bài Tây Tiến

1. Tác giả

– Quang Dũng (1921-1988) tên thật là Bùi Đình Diệm, là nhà thơ Việt Nam nổi tiếng thời chiến.
– Ngoài ra, ông còn là một người nghê sĩ tài hoa khi vừa là nhạc sĩ, họa sĩ đa năng.
– Là tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng: Tây Tiến, Đôi bờ, Đôi mắt người Sơn Tây,…

2. Tác phẩm

– Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển từ đơn vị Tây Tiến sang đơn vị khác. Chuyển qua binh đoàn mới chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, với nỗi nhớ đồng đội cũ da diết nên ông đã viết bài thơ Nhớ Tây Tiến, và sau này được đổi tên là Tây Tiến.

II. Tìm hiểu chi tiết để viết sơ đồ tư duy bài Tây Tiến

1. Thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ

Sơ đồ tư duy thể hiện thiên nhiên núi rừng dữ dội và hùng vĩ
– Hai câu đầu: bộc lộ nỗi nhớ mãnh liệt đến nỗi thốt lên thành lời “Tây Tiến ơi” là tiếng gọi đầy thân thương, “nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ thường trực, bao trùm lên không gian, thời gian.
– Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc nhuộm màu hoang sơ và dữ dội:
+ Địa danh nổi tiếng Sài Khao, Mường Lát gợi lên sự xa xôi, hẻo lánh;
+ Các từ láy giàu tính tạo hình: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, điệp từ “dốc”, nghệ thuật điệp “Dốc lên … dốc lên” gợi lên địa hình quanh co, hiểm trở, gập ghềnh.
+ Hình ảnh “súng ngửi trời” thể hiện tầm cao núi non người lính phải vượt qua.
+ Nhịp thơ bẻ đôi “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” cho ta thấy được sự nguy hiểm tột cùng.
+ Hình ảnh nhân hóa: “cọp trêu người”, “thác gầm thét” gợi lên sự hoang sơ, man dại; thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” là điểm thời gian mà những người lính thường xuyên phải đối mặt với  hiểm nguy nơi rừng thiêng nước độc.
+ Tác giả sử dụng phần lớn các thanh trắc nhằm nhấn mạnh sự trắc trở, gập ghềnh, hiểm trở của địa hình.

 

2. Nét thơ mộng và trữ tình

Sơ đồ tư duy nét thơ mộng, trữ tình của bài thơ
– Khung cảnh thiên nhiên núi rừng ngoài vẻ hùng vĩ, dữ dội cũng có lúc êm dịu, mang đậm hương vị cuộc sống đời thường: “nhà ai Pha Luông …”, “cơm lên khói”, “Mai Châu mùa em …”, cách viết với thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng và bình yên hơn đến lạ.

– Khung cảnh sông nước, con người vùng Tây Bắc:
+ Nét đẹp huyền ảo, có chút hoang dại và đầy thiêng liêng: “Chiều sương”, “hồn lau nẻo bến bờ”.
+ Khung cảnh con người lao động mộc mạc, bình dị: “dáng người trên độc mộc”, cảnh vật hiện lên duyên dáng, đầy sức sống: “trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.

 

3. Hình tượng người lính qua sơ đồ tư duy Tây Tiến

– Chân dung người lính được miêu tả chân thực: “đoàn binh không mọc tóc”, “ xanh màu lá”, họ sống và chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn mạnh mẽ “dữ oai hùm”.

– Vẻ đẹp bi tráng thể hiện qua sự hy sinh anh dũng của họ:
+ Hình ảnh bi hùng mô tả chân dung người lính Tây Tiến “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”: hai câu thơ gợi tả khoảnh khắc nghỉ ngơi của người lính sau những cuộc hành quân dài mệt mỏi nhưng đó, cũng có thể là sự nghỉ ngơi ra đi vĩnh viễn.
+ Những chàng trai trẻ sẵn sàng cống hiến hết tuổi trẻ đời mình cho đất nước “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, “chẳng tiếc đời xanh”, “anh về đất”, họ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
+ Cái chết được lí tưởng hóa mang dáng dấp những tráng sĩ xưa: “áo bào”, “khúc độc hành”; thiên nhiên như cũng trở nên đau đớn thay cho nỗi đau mà những người lính phải chịu.

Sơ đồ tư duy thể hiện nét lãng mạn của người lính Tây Tiến

– Vượt lên tất cả những khó khăn, gian khổ của điều kiện chiến đấu, của những mất mát hy sinh vì một mục tiêu lớn lao, cao cả.
– Kỉ niệm đêm liên hoan thắm tình quân dân:
+ Không khí đêm liên hoan tưng bừng hòa cùng màu sắc lộng lẫy,  rực rỡ: “bừng lên”, “hội đuốc hoa”, “khèn lên man điệu”; những cô gái núi rừng mang nét duyên dáng riêng: “xiêm áo”, “nàng e ấp”.
+ Tâm hồn những người lính trẻ bay bổng, say mê hòa trong không khí rộn rã, ấm áp tình người: “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.

– Họ là những con người cất dấu trong mình góc tâm hồn lãng mạn và trái tim đầy ắp yêu thương “Mắt trừng gửi mộng”/ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, lấy hình bóng người thương phía hậu phương để làm động lực chiến đấu.

%d bloggers like this: