Sơ đồ tư duy vào phủ chúa trịnh – Các mẫu mới nhất đầy đủ chi tiết

Dưới đây là các mẫu sơ đồ tư duy vào phủ chúa Trịnh, các bạn tham khảo thêm để hoàn thiện bài soạn cũng như hiểu hơn về tác phẩm

Đôi nét về tác giả Lê Hữu Trác

Danh y Lê Hữu Trác, còn được biết tới với biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông, được mệnh danh là vị Đại danh y trong bầu trời y học Việt Nam. Những thành tựu của ông đã góp phần cho sự phát triển của nền y học Việt Nam. Dù trải qua hàng trăm năm vẫn vẹn nguyên giá trị và tính ứng dụng.
Vào phủ chúa Trịnh là một đoạn trích ghi lại cảm nhận của tác giả Lê Hữu Trác khi đến phủ chúa Trịnh để để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán

Các mẫu sơ đồ tư duy vào phủ chúa trịnh

Các mẫu sơ đồ tư duy vào phủ chúa trịnh giúp các bạn có cái nhìn tông quan cho bài phân tích đoạn trích. Các bạn có thể kết hợp việc học trên lớp và tham khảo sơ đồ tư duy để việc học, ghi nhớ được hiệu quả và có hệ thống.

Mẫu 1

Mẫu 2 sơ đồ tư duy đoạn trích vào phủ chúa trịnh

Mẫu 3

Bố cục: 2 phần
– Phần 1 (từ đầu đến “phiền một nỗi là không có dịp”): Khung cảnh xa hoa, quyền quý nơi phủ Chúa hiện lên qua hành trình của Lê Hữu Trác.
– Phần 2 (đoạn còn lại): Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn chữa bệnh cho thế tử.

Mẫu 4

Mẫu 5

 

Tóm tắt nhanh Vào phủ Chúa Trịnh 

Truyện xoay quanh nhân vật là Lê Hữu Trác, ông là một thầy lang giỏi được lệnh vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. “Vào phủ chúa Trịnh” là tác phẩm ghi lại cảm nhận của Lê Hữu Trác trước hiện thực về cảnh vật, con người từ khi triệu về kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Bức tranh hiện thực nơi phủ chúa hiện qua con mắt của Lê Hữu Trác rất xa hoa, tráng lệ nhưng tù túng và ngột ngạt. Để đi đến nơi ở của thế tử ông phải đi qua nhiều lần cửa, xung quanh được miêu tả là cây cối um tùm, hành lang quanh co, những căn phòng cao rộng, có nhiều đồ thếp vàng, màn gấm và nhiều thứ quý giá khác. Nhiệm vụ của ông là bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử. Ông đưa ra chẩn đoán bệnh cho Trịnh Cán là do chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh và tay chân gầy gò. Là một người thầy lương y có đạo đức, có tâm với nghề, không màng danh lợi nên sau khi kê đúng đơn thuốc, Lê Hữu Trác đã từ giã về quê chờ thánh chỉ.

xem thêm bài tổng hợp phân tích, tóm tắt, sơ đồ tư duy vào phủ chúa trịnh

Vào phủ chúa trịnh – Tổng hợp tóm tắt, phân tích, soạn bài đầy đủ chi tiết

%d bloggers like this: