Sơ đồ tư duy Vợ Nhặt đầy đủ chi tiết

Tổng hợp các bài văn mẫu, bài phân tích, tóm tăt vợ nhặt của Kim Lân. Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ , Sơ đồ tư duy Vợ Nhặt, Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt. Phân tích nhân vật vợ Tràng, phân tích tình huống độc đáo

Sơ đồ tư duy các nhân vật trong tác phẩm vợ nhặt
Sơ đồ tư duy các nhân vật trong tác phẩm vợ nhặt

 Sơ đồ tư duy Vợ Nhặt

Truyện “Vợ nhặt” đặt bối cảnh trong thời kỳ nạn đói năm 1945. Tràng, một thanh niên nghèo là dân ngụ cư, trong một lần đẩy hàng vô tình gặp được một người phụ nữ và từ đó họ trở thành vợ chồng. Cô vợ nhặt đã tự nguyện theo Tràng chỉ sau một câu nói đùa và bốn bát bánh đúc. Tràng đưa “thị” về sống trong xóm ngụ cư đang chịu đựng nạn đói khát.Bà cụ Tứ, mẹ của Tràng, cả vui mừng và đau xót khi thấy con trai có vợ, vì họ đều sống trong đói nghèo. Họ sống cùng nhau trong cảnh khốn khó nhưng vẫn hạnh phúc và hy vọng rằng Việt Minh sẽ trở về làng và giúp họ phá kho thóc Nhật để lấy lại thực phẩm và cứu sống mọi người.

Bài viết này cung cấp một cái nhìn rõ ràng về nội dung và phương pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện một cách dễ hiểu nhất. Nó bao gồm sơ đồ tư duy về tác phẩm “Vợ nhặt”, sơ đồ tư duy về các nhân vật như Tràng, vợ nhặt và bà cụ Tứ.

 

 Sơ đồ tư duy Vợ nhặt: Nhân vật Tràng

Tràng, một người lao động nghèo, đã “nhặt” được vợ trong thời kỳ đói khát:

  • Anh là một dân ngụ cư, sống nhờ người khác và ở trong một căn nhà tạm trên một mảnh đất hoang dại với những búi cỏ dại xanh tươi.
  • Với hoàn cảnh khó khăn và đói khát, Tràng gặp một người phụ nữ không tên và từ đó họ trở thành vợ chồng:
  • Lần gặp đầu tiên diễn ra trên đường khi Tràng đang kéo xe chở thóc lên tỉnh. Tràng nói đùa “Muốn…” để làm vui lòng và bất ngờ, người phụ nữ ấy ra tay đẩy xe giúp anh, và còn liếc mắt cười tít nữa. Tràng cảm thấy rất hạnh phúc vì từ khi sinh ra đến bây giờ, chỉ có một người con gái nào đó đã cười với anh một cách âu yếm như vậy.
  • Lần gặp thứ hai diễn ra tại một quán nước ngoài chợ. Ban đầu, Tràng không nhận ra người phụ nữ vì cô ta đã thay đổi ngoại hình nhiều, chỉ còn lại hai con mắt trên khuôn mặt mệt mỏi. Khi nhận ra, trong lời đáp “ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”, Tràng sẵn sàng mời cô ta ăn bốn bát bánh đúc. Trong thời kỳ mà mọi người lo sợ về tương lai và sự sống còn, hành động của Tràng khi mời cô ta ăn bánh đúc chứng tỏ anh là một người tốt và tử tế. Sự tốt bụng và hào phóng của Tràng đã mang đến hạnh phúc cho anh, và khi Tràng đùa cợt với cô ta “Này… rồi cùng về”, cô ta đã đồng ý theo Tràng về thật. Mặc dù cảm thấy hồi hộp khi quyết định “đèo bòng”, Tràng quyết định không quan tâm và tiếp tục điều đó.
sơ đồ tư duy vợ nhặt nhân vật tràng
sơ đồ tư duy vợ nhặt

 

Sơ đồ tư duy nhân vật vợ Tràng

– Cũng giống như Tràng, khung cảnh Kim Lân để cho nhân vật này xuất hiện là một không gian tối sầm vì đói khát. Chị không có tên, không tuổi tác, không cha mẹ, không gia đình… môt con số không tròn trĩnh đang bao trùm lên lá số tử vi của chị. Cái đói đã cướp đi của thị tất cả.
– Khi chưa theo Tràng về làm vợ cái đói đã để lại “dấu tích” ghê gớm trên dáng hình và tính cách của chị:
+ Lần gặp thứ nhất: có vẻ táo tợn, ăn nói mạnh mẽ “Có khối cơm trắng mấy giò mà ăn đấy! “Này nhà tôi ơi! Nói thật hay nói khoác đấy”.
+ Lần gặp thứ 2: chân dung của thị khiến Tràng không nhận ra, gầy (dẫn chứng)…Thị cong cớn trong lời nói, vô duyên trong hành động “sà xuống đánh… cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc… ăn xong cầm đôi đũa quệt ngang miệng, thở: Hà ngon! Về chị thấy hụt tiền thì bỏ bố”. Tuy nhiên, ẩn đằng những lời nói và hành động ấy là khát vọng về hạnh phúc và sự sống.

– Kim Lân không có ý chê bai người vợ nhặt kia, dù thực tế cũng có những người phụ nữ không đẹp. Điều mà nhà văn muốn nhấn mạnh ở đây là: sức hủy hoại khủng khiếp của cái đói đối với hình hài và tính cách của con người. Vì đói mà thị cố tạo ra cái vẻ cong cớn, chao chát, chỏng lỏn như là để thách thức với số phận.
– Miêu tả nhân vật thị, Kim Lân không chú trọng nhiều đến diễn biến tâm trạng bên trong mà Kim Lân chú ý nhiều đến hành động:
+ Thị bước sau Tràng chừng 3-4 bước, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che đi nửa mặt, mặt cúi xuống, chân nọ bước díu cả vào chân kia.
+ Về đến nhà, trông nếp nhà rẹo rọ của Tràng, thị nén tiếng thở dài, tiếng thở dài chấp nhận bước vào cuộc đời của Tràng.
+ Hành động khép nép, tay vân vê tà áo khi đứng trước mặt bà cụ Tứ, thị thật đáng thương.
+ Một mặt nhà văn đã lên án tội ác dã man của phát xít Nhật và TDP. Nạn đói do chúng gây ra đã cướp đi mọi giá trị của con người, và biến người con gái như một thứ đồ rẻ rúng có thể nhặt được.
+ Mặt khác vợ Tràng đã nói lên một sự thật ở đời đó là trong đói khổ, hoạn nạn, kề bên cái chết nhưng con người vẫn khát khao được sống,

Sơ đồ tư duy nhân vật bà cụ Tứ

– Nhà văn Kim Lân tâm sự: “ Phần gây xúc động lớn nhất cho tôi khi đọc lại truyện ngắn Vợ nhặt đó là đoạn bà cụ Tứ – mẹ Tràng trở về”.

Thông điệp nghệ thuật về bản chất nhân đạo trong tâm hồn người Việt ở hình tượng nhân vật bà cụ Tứ đã được Kim Lân thể hiện thành công qua diễn biến tâm trạng của người mẹ nghèo ấy khi nhìn thấy chị vợ nhặt xuất hiện trong nhà mình cho đến buổi sáng ngày hôm sau.

sơ đồ tư duy vợ nhặt: Cụ Tứ

 

– Bao giờ Tràng mong ngóng mẹ về đến thế đâu, nhất định là phải chuyện gì quan trọng, khác thường. Chân bước theo con nhưng lòng bà đang phấp phỏng. Rồi “đứng sững lại” khi bà nhìn thấy một người phụ nữ đứng ở đầu giường con trai bà , mà lại chào bà bằng u
– Bà lão cúi đầu nín lặng, đằng sau cái cúi đầu nín lặng ấy là dòng cảm xúc tuôn trào, là cơn bão lòng đang cuộn xoáy với tình thương con vô bờ bến. Bây giờ thì bà không chỉ biết sự việc “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ” như lời Tràng thưa gửi mà bà còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp của con trai mình.
– Bà đã chấp nhận nàng dâu không phải chỉ bằng tình mẫu tử mà lớn hơn đó là tình người, là sự cảm thông với chị vợ nhặt từ cái nhìn của người cùng giới, cùng là phụ nữ. Câu nói đầu tiên mà bà cụ Tứ dành cho chị vợ nhặt “Ừ thôi các con phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”, lời nói của bà như trút đi biết bao gánh nặng tâm trạng đang đè nặng trong Tràng, lời nói ấy như một sự chiêu tuyết cho giá trị của cô vợ nhặt.
– Nhưng sau những lời động viên ấy ta lại thấy Kim Lân để nhân vật bà cụ Tứ quay về với chính cuộc đời mình để mà lo lắng cho hạnh phúc thực tại của hai con. Điều mà bà lo không phải là “sự hợp nhau hay không hợp nhau” giữa hai người mà điều mà người mẹ ấy lo lắng đó là, cái đói đang đe dọa hạnh phúc của con bà.
– Hạnh phúc mới của con làm bà cụ Tứ được vui lây, bà động viên an ủi các con, nghĩ về một tương lai tươi sáng phía trước:
+ Khuôn mặt của bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, bà xăm xắn quét dọn, giẫy những búi cỏ dại nham nhở trong vườn, thu dọn nhà cửa cho quang quẻ với hy vọng đời sẽ có cơ khấm khá.
+ Trong bữa ăn đầu tiên, mâm cơm ngày đói sao thảm hại: chỉ có một lùm rau chuối thái rối, một đãi muối, một niêu cháo lõng bõng toàn nước và món chính là chè khoán – cháo cám nhưng không khí gia đình thật ấm áp, tình chồng vợ, tình mẹ con- những nguồn động lực lớn lao ấy giúp họ tăng thêm sức mạnh để vượt qua thực tại.
+ Bà cụ Tứ toàn nói chuyện của tương lai, toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau.
– Song niềm vui của bà cụ Tứ cũng thật tội nghiệp. Miếng cháo cám đắng chát và tiếng trống thúc thuế dồn dập vội vã đưa bà cụ Tứ trở về với thực tại với tiếng nói xen lẫn cả hơi thở dài trong lo lắng

  • Với sự thấu hiểu, với sự đồng cảm, Kim Lân đã dựng lên hình ảnh bà cụ Tứ- người mẹ thương con, nhân hậu, bao dung. Trong hoàn cảnh đói nghèo, bà vẫn dang rộng cánh tay đón nhận người con dâu mặc dù trong lòng còn nhiều xót xa, tủi cực, vẫn gieo vào lòng các con ngọn lửa sống trong hoàn cảnh tối tăm của xã hội lúc bấy giờ.

 

Leave a Reply

%d bloggers like this: