Tóm tắt tác phẩm Trăng Sáng của nhà văn Nam Cao

 

Giới thiệu tác phẩm trăng sáng

Tóm tắt trăng sáng của nhà văn nam cao. Trăng sáng là một trong những kiệt tác của Nam Cao viết về đề tài người trí thức Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, tác phẩm đã vẽ nên cảnh đời chung của các tiểu tư sản nghèo lúc bấy giờ, mặc dù mang trong mình nhiều hoài bão và ước mơ nhưng họ vẫn bị vùi dập bởi nỗi lo toan về cơm áo, gạo tiền.
Trong Giăng sáng, Điền là nhân vật đại diện cho thi sĩ lúc bấy giờ, vì xuất thân là một tiểu tư sản nên anh vẫn mang trong mình một phần tư duy giống họ, đã có lúc anh muốn lẩn trốn vào ánh trăng và đến những nơi có người đàn bà xinh đẹp, lả lơi.

Vài nét về tác giả Nam Cao

Nhà văn Nam Cao tên thật là Nguyễn Hữu Tri sinh ngày 20/10/1915, quê ở Lý Nhân, Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực phê phán (trước Cách mạng) và được xem là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của thế kỉ XX. Nam Cao còn là người có đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách viết truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX.

Mặc dù sinh ra trong một gia đình công giáo bậc trung và đông con nhưng Nam Cao vẫn được cha mẹ cho đi học đầy đủ, sau này khi trưởng thành ông kiếm sống bằng nhiều nghề như thầy thuốc, dạy học và viết bài cho các tờ báo.
Ban đầu, Nam Cao cầm bút chỉ vì mưu sinh, ông đã đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy với hai tác phẩm Hai cái xác và Cảnh cuối cùng. Tập tiểu thuyết Đôi lứa xứng đôi được xuất bản năm 1941 như một nốt nhạc bổng trong sự nghiệp văn chương của tác giả khi nó được bạn đọc đón nhận rộng rãi, sau này in lại ông đổi tên thành Chí Phèo.

Tóm tắt tác phẩm trăng sáng của Nam Cao

Nhân vật chính trong truyện là Điền, một trí thức nghèo đang thất nghiệp. Điền ôm ấp một giấc mộng văn chương rất lớn nhưng chưa có điều kiện biến giấc mộng ấy thành hiện thực. Đã vậy, cuộc sống vật chất túng quẫn hằng ngày ràng buộc, khiến con người anh trở nên tầm thường bởi những tính toán vụn vặt, nhỏ nhoi. Tuy thế, ước mơ trở thành văn sĩ nổi tiếng trong anh chưa tắt. Nhân một đêm trăng sáng, sau bữa cơm rau dưa đạm bạc, Điền mang ghế ra sân ngồi ngắm trăng lên. Dưới ánh trăng xanh huyền ảo, mọi vật trở nên đẹp đẽ bội phần, thôi thúc mộng văn chương trong lòng Điền.

Anh tự nhủ sẽ viết ra những tác phẩm lời phải đẹp, ý phải thanh cao, khơi nguồn cho những tình cảm đầy thơ mộng… Mọi người sẽ đọc văn anh, mê văn anh. Các quý bà, quý cô sẽ gửi cho anh những bức thư tỏ tình sực nức mùi nước hoa đắt tiền và anh sẽ thành văn sĩ nổi tiếng… Đôi cánh kì diệu của trí tưởng tượng không biết sẽ đưa Điền bay bổng đến đầu nếu không có tiếng càu nhàu gắt gỏng của vợ anh, tiếng khóc lóc rên rỉ của con anh vì đau bụng mà không có thuốc uống. Những âm thanh trần tục ấy kéo anh trở về với thực tế phũ phàng: vợ yếu, con đau, hết tiền, hết gạo: Vụt cái, trăng mật đẹp. Điền cúi mặt bẽn lẽn như bị bắt quả tang làm việc xấu… Anh bừng tỉnh nhận ra rằng tất cả những điều mình mới nghĩ đây thôi chỉ là phù phiếm, vô vị trước thực tại này: Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối…

Trích đoạn

Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền. Ðiền chẳng cần đi đâu cả. Ðiền chẳng cần trốn tránh, Ðiền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời…
… Sáng hôm sau, Ðiền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà.

Đôi dòng cảm nghĩ của độc giả

Điền là một ông giáo nghèo trường tư, lãnh lương tháng nào cũng không đủ nuôi bản thân và gia đình. Vợ Điền vì khó khăn, vất vả mà nhỏ nhen, ích kỷ từ lúc nào không hay. Con Điền, đứa thì phải đi chăn trâu, đứa thì phải chạy chợ kiếm ngày mấy xu rau. Chứng kiến cảnh tượng ấy hàng ngày, hàng tháng đã khiến tâm hồn Điền cằn cỗi, quên mộng văn chương để lo cơm áo gạo tiền. Và đây được xem như cái bi kịch của người trí thức.

Quan điểm nghệ thuật của tác giả Nam Cao trong Trăng Sáng

Tác giả mượn lời Điền để bày tỏ thái độ phủ định của mình đối với quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Ông cho rằng loại văn chương mơ mộng hão huyền cũng giống như ánh trăng xanh huyền ảo chứa đầy dối lừa bởi ánh trăng làm đẹp cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa. Có biết đâu trong những căn lều nát… biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp người.

Tác phẩm là lời đoạn tuyệt của Nam Cao với dòng văn học thoát ly hiện thực này bởi ông cũng từng là một tiểu tư sản tìm đến những con chữ diễm lệ, xa rời thực tế nên nhà văn càng hiểu rõ hơn sự phù phiếm mà thứ văn chương này đem lại.
Giăng sáng như một lời tuyên ngôn về nghệ thuật của Nam Cao, giúp ông xác định rõ ràng con đường văn học vị nhân sinh của mình và quả thực nhà văn đã trung thành với tuyên ngôn này trong suốt sự nghiệp cầm bút.
Cám ơn bạn đã đọc bài viết tóm tắt tác phẩm Trăng Sáng của nhà văn Nam Cao

%d bloggers like this: